Phú Thành Đà Lạt 1.2
Phú Thành Đà Lạt 1
Phú Thành Đà Lạt 1
Phú Thành Đà Lạt 2
Phú Thành Đà Lạt 3
 

Thắng cảnh

Sự tích thắng cảnh Hồ Than Thở không phải ai cũng biết

Cập nhật: 20/3/2019 | 10:49:55 AM

Sự tích thắng cảnh Hồ Than Thở không phải ai cũng biết

Sự tích thắng cảnh Hồ Than Thở không phải ai cũng biết

Hồ Than Thở là địa danh được đông đảo du khách yêu cầu Hoa Dalat Travel dẫn tour tới tham quan nhiều nhất. Cùng khám phá để biết về sự tích hồ Than Thở Đà Lạt nhé.

Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt

Địa chỉ:

Rất nhiều du khách muốn biết hồ than thở ở đâu? và sau đây là câu trả lời: Hồ Than Thở nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương.

Giá vé:

Để vào được trong khu du lịch bản phải mua vé với giá 20.000đ/ người

Đường đi:

Từ trung tâm Đà Lạt bạn đi qua cầu Ông Đạo => đi qua quảng trường Lâm Viên => đường Yersin => Đường Quang Trung => đường Phan Chu Trinh => Đường Hồ Xuân Hương => đi tới cuối đường nhìn bên tay phải là khu du lịch Hồ Than Thở.

Bạn có thể tham khảo bản đồ sau để biết đường đi chính xác hơn.

Tham quan Hồ Than Thở

 Đến thăm quan nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.

Hồ Than Thở Đà Lạt

Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:

“Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”
Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với một thời hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia đình của các học viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây.

Hồ Than Thở Đà Lạt

Thuyết minh về hồ than thở ở đà lạt

Hồ Than Thở nằm trên đồi cao giữa một rừng thông tĩnh mịch. Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa.

Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở. Có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ ở phía bắc của hồ tạo thành một đôi “tình nhân” thông quấn quýt bên nhau không rời và du khách có thể đến đó chụp hình lưu niệm.

hồ than thở đà lạt

Đồi thông ở hồ Than Thở dường như cũng đẹp hơn các nơi khác vì thông thưa hơn, cao đều hơn nên khi ánh nắng mặt trời rọi xuống ngả bóng trên thảm cỏ rất đẹp.

Tham quan hồ Than Thởkhách du lịch Đà Lạt sẽ được dạo bước trên những bãi cỏ xanh, ngắm nhìn hàng thông in bóng xuống mặt hồ. Hay du khách cũng có thể tham gia dịch vụ cưỡi ngựa vòng quanh hồ để tìm cảm hứng của dân du mục.

hồ than thở đà lạt

Sự tích Hồ Than Thở

 Sau một vòng dạo chơi tham quan, nếu mỏi chân du khách có thể ngồi nghỉ trong những nhà chồi nằm rải rác trên thảm cỏ xanh, và ngắm nhìn những giỏ phong lan của xứ đồi cao nguyên, cùng những câu chuyện lãng mạn mà đượm buồn của Hoàng Tùng và nàng Mai Hương, hay của cô giáo Thảo và anh bộ đội Tâm.
Minh chứng cho cuộc tình oan trái của Thảo – Tâm, du khách có thể nhìn thấy ngôi mộ của người con gái ở Đồi thông hai mộ, từ ngoài vào phía tay trái khu du lịch.
Hồ Than Thở Đà Lạt

Cảnh đẹp trong Hồ Than Thở

Video Hồ Than Thở của Hoa Dalat Travel

Truyền thuyết về đồi thông hai mộ ở Hồ Than Thở Đà Lạt

Xa xưa nữa, nơi đây gắn với câu chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương. Chuyện xảy ra vào thế kỷ 18, khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi bọn xâm lược nhà Thanh, trai tráng khắp nơi hưởng ứng, trong đó có Hoàng Tùng. Trước khi chia tay, hai người rủ nhau ra bên bờ than thở hẹn thề.

Chàng hẹn đến mùa xuân – khi mùa mai anh đào nở sẽ đem tin thắng trận trở về. Ở nhà, Mai Nương được tin Hoàng Tùng tử trận nên nàng đã quyết định gieo mình bên dòng suối tự trầm. Nhưng trớ trêu thay, đến giữa mùa xuân Hoàng Tùng thắng trận trở về, chàng vô cùng đau buồn khi biết người yêu đã chết.

Mấy năm sau triều đại Tây Sơn sụp đổ, Gia Long trả thù những người có công với triều Tây Sơn nên Hoàng Tùng đã tự vẫn bên hồ để được hạnh phúc với người yêu nơi chín suối. Từ đó hồ có tên là Thở cho đến ngày nay. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi: tại sao gọi là hồ than thở

hồ than thở đà lạt

Đồi thông Hai Mộ

Thơ về Hồ Than Thở

Một thi sĩ thương xót cho cảnh ngộ của đôi trai tài gái sắc trung trinh, nên diễn thành một bài trường ca nhẹ nhàng, ai oán:
Nhớ thuở ấy lòng đau khôn xiết,
Ngó non sông dân Việt lầm than…
Cảnh bày: Nước loạn, nhà tan.
Giặc Thanh giày xéo tan hoang cõi bờ.
Rửa hận nước phất cờ vung kiếm.
Đấng anh hùng họ Nguyễn Quang Trung
Ra tay ngang dọc vẫy vùng,
Thề đâu chịu đội trời chung phen này?
Hịch chiêu hiền đó đây rộn rực,
Trống mộ quân tập kích quân thù.
Một phen giành lại cõi bờ,
Một phen dựng lại cơ đồ nhà Nam.
Hoàng Tùng vốn trang anh tuấn,
Quyết ra đi rửa hận non sông.
Tấm thân coi tựa bông hồng,
Mong sao một tiếng anh hùng còn ghi…
Thảm một nỗi biệt ly cắc cớ
Cùng Mai Nương đâu nỡ chia tay?
Ra đi ngàn dặm nước mây,
Biết đâu còn lại có ngày thấy nhau?
Chàng tần ngần lòng đau khôn tả,
Nàng héo hon tấc dạ khôn khuâỵ
Hết nhìn nhau lại cầm tay,
Hỡi khuôn thiêng thấu nỗi này chăng?
Nàng thổn thức hẹn chàng gặp lại,
Suối Dịu Hiền sẽ lại cùng nhau
Chân tơ kẽ tóc gót đầu
Bên rừng Kỳ Ngộ đôi câu tạ từ.
Nào có ngờ xót xa nỗi ấy,
Luống e chàng áy náy khôn nguôi.
Chiến trường biên ải xa xôi,
Chữ trinh thiếp có vẹn mười cho không?
Càng canh cánh bên lòng thắc mắc
Thà nén tâm gạt phắt thường tình.
Cho chàng thỏa chí bình sinh,
Diệt thù thỏa nguyện tâm tình nước non.
Bên dòng nước, Mai Nương lén bước
Từ tinh sương, rảo trước bóng chàng.
Đoái nhìn rừng thẳm mênh mang
Thảm nghe dòng suối thở than não nề…
Rồi một phút như mê như tỉnh,
Gọi Hoàng Tùng lanh lảnh xa đưa.
Gọi rồi đôi mắt lệ mờ,
Tấm thân gieo nặng dưới hồ nước sâu.
Bỗng gió thảm mưa sầu dồn dập,
Khắp núi đồi: Chim khóc, muông than
Hoa rừng tràn lệ chứa chan,
Đất trời như cũng thảm thương não tình.
Chàng thất thểu đinh ninh lần tới
Tìm tình nương chân mỏi, mắt mờ.
Bốn bên vắng lạnh như tờ,
Mênh mông hồ rộng, nước lờ đờ trôi…
Đôi hàng lệ: “Mai Nương ơi hỡi!
Vì đâu mà chín suối xa chơi?
Âm dương cách biệt đôi nơi,
Lệ sầu như nước xanh trôi lững lờ.
Khôn thiêng em hãy đợi chờ.
Mặt hồ Than thở bây giờ là đây
Mai Nương nàng hỡi có hay?”

 

(: )

Tin tức khác

  • Đặt phòng trực tuyến
  • Đăng ký nhận khuyến mại
    • Chương trình khuyến mại